VẢI COTTON CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU CÓ GÌ?

Vải Cotton là gì?

Vải Cotton là vải được làm từ những sợi bông tự nhiên hoặc sợi bông kết hợp với một lượng nhỏ chất liệu hóa học (còn được gọi là vải cotton pha). Đó là lý do vải cotton được xem là chất liệu ‘thân thiện” với người dùng từ nguồn gốc tự nhiên. Sợi vải cotton có khả năng thấm hút tốt, thoáng mát, bền lâu nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp may mặc.

 

Vải Cotton được sản xuất theo quy trình như thế nào?

Với cam kết “phát triển bền vững” của Dệt Bảo Minh, tất cả các bước từ khâu chọn lọc nguyên liệu đến hoàn thiện sản phẩm để cung cấp ra thị trường đều phải đảm bảo theo quy trình nghiêm ngặt của chúng tôi. Chúng tôi chỉ lựa chọn sử dụng sợi có chứng chỉ BCI (Better Cotton Initiatives) hoặc Oeko-Tex® 100 để dệt nên các sản phẩm của mình.


Thông thường quá trình sản xuất vải Cotton thành phẩm bao gồm 5 bước cơ bản, trong đó Dệt Bảo Minh sẽ nhập nguyên liệu sợi bông và bắt đầu quy trình sản xuất của mình từ bước 4.

Bước 1: Thu hoạch xơ bông

Vào mùa cây bông nở rộ, để thu được số lượng bông nhiều, có độ bền cao và sáng màu thì thường sẽ thu hoạch thành 3 đợt như sau:


Đợt 1: Thu khi bông có 5 – 6 quả gốc nở tung.

Đợt 2: Thu bông ở tầng giữa, sau lần 1 từ 10 - 15 ngày.

Đợt 3: Thu vét đợt cuối khi cây bông còn 3-5 quả ngọn và quả đầu cành.


Sau khi thu hoạch quả bông sẽ được phân loại theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, loại bỏ những hạt chất lượng kém để chỉ giữ lại những quả đồng đều và đủ tiêu chuẩn. Những quả bông này sẽ được phơi khô trong môi trường sạch sẽ, tránh lẫn các tạp chất ảnh hưởng đến độ bền và màu sắc của xơ bông như bụi, đất, lá cây,…


Bước 2: Tinh chế xơ bông

Xơ bông sẽ được xử lý và tiến hành quá trình xé xơ ngay tại cơ sở thu hoạch bông. Thông thường kỹ thuật này phải đảm bảo lực xé rất lớn để có khả năng tách xơ nhưng vẫn nhẹ nhàng để không làm tổn thương các xơ đơn. Xơ bông sau đó được đưa vào lò nấu bằng hơi và lọc đi lọc lại nhiều lần để loại bỏ hết những tạp chất (pectin, hợp chất chứa nitơ, đường và axit hữu cơ, chất màu thiên nhiên,…). 

Thành phẩm thu được là xơ bông tinh chế.


Bước 3: Hòa tan và kéo sợi

Xơ bông tinh chế sẽ được biến thành dạng lỏng bằng cách hòa tan với một dung dịch hóa học đặc biệt. Chất lỏng sền sệt này được đưa vào máy kéo sợi, ngay sau khi được ép qua các lỗ nhỏ, dung dịch kéo sợi liền cứng lại và kéo duỗi dần dần, hình thành sợi.


Bước 4: Dệt vải - xử lý hóa học

Dệt Bảo minh trang bị hệ thống máy dệt các thương hiệu Toyota, Itema, Italy,.. đảm bảo công suất lớn và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong quá trình dệt vải, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi Cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. 


Bước 5: Nhuộm - hoàn thiện vải

Bảo Minh rất chú trọng vào việc phát triển bền vững nên chỉ tập trung sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất xanh. Nhà máy nhuộm được đầu tư với công nghệ và trang thiết bị, máy móc mới nhất từ Châu Âu, bao gồm cả hai công nghệ nhuộm sợi “Yarn dye” và nhuộm nguyên tấm sau khi dệt “Piece dye”. Dây chuyền Tiền xử lý - Nhuộm liên tục - Hoàn tất được đầu tư 100% công nghệ Châu Âu với hệ thống điều khiển chạy máy và cấp hóa chất tự động khép kín. 


Hệ thống thiết bị hiện đại ngoài đem tới chất lượng cao cho các mặt hàng còn là các thiết bị thân thiện với môi trường do toàn bộ hệ thống xử lý hóa chất và nước thải đều được tận dụng tối đa. Hóa chất, thuốc nhuộm được sử dụng trong nhà máy hoàn tất đều lựa chọn các hóa chất xanh, có chứng chỉ Oeko-Tex, Blue Sign.


Để hoàn thiện, vải sẽ được giặt nhằm làm sạch, tạo độ mềm vải, độ bền, chống co rút, phai màu.

 

Có những cách nào để nhận biết vải cotton?

Thị trường vải đa dạng và phong phú khiến người tiêu dùng không biết đâu là vải cotton thật giả. Để giúp bạn biết đâu là vải cotton 100%, Dệt Bảo Minh có đưa ra một số cách nhận biết vải cotton sau đây cho các bạn:


Cách 1: Sử dụng phương pháp giác quan

Nếu bạn chịu khó quan sát bạn sẽ thấy vải cotton rất dễ gấp nếp nên cũng dễ bị nhăn theo nếp. Nếu dùng tay sờ vào mẫu vải cotton bạn cũng sẽ cảm nhận được sự mềm mại nhưng không rũ, không lạnh.


Cách 2: Sử dụng phương pháp nhiệt học

Dùng một mẫu vải nhỏ và đem đốt, bạn quan sát nếu thấy lửa cháy màu hồng, khói xám và sau khi cháy hết không để lại chất nhựa thì đó là vải cotton.


Cách 3: Phân biệt bằng độ thấm nước

Các sản phẩm có hàm lượng 100% chất cotton thường có độ thấm nước nhanh gần như thấm đều hết trên toàn về bộ mặt vải.

Tham khảo một số loại vải cơ bản được làm từ cotton mà Bảo Minh có khả năng sản xuất

Bên cạnh chất liệu Cotton “thuần khiết” 100%, Bảo Minh còn có khả năng sản xuất nhiều loại vải cơ bản khác từ cotton để khắc chế được những nhược điểm vốn có và gia tăng khả năng đàn hồi, bền màu và phù hợp với nhiều loại trang phục khác nhau.


Loại 1: Cotton 100% (Ví dụ: Cotton 200/2, 100/2, 50/2… )

Loại sợi đầy thuần khiết này có đặc tính mảnh, bền chắc, nhẹ và bề mặt mềm mịn vô cùng. Giữ nguyên thế mạnh vượt trội từ trong chất vải về khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng mát hơn rất nhiều so với vải cotton pha thường.


Loại 2: CVC (Cotton 65/35)

Với vải CVC, chúng là loại sợi vải pha giữa PE và sợi cotton. Ví dụ CVC 65/35 bao gồm 65% là xơ cotton và 35% còn lại là xơ PE. Loại vải chiếm lượng lớn là cotton này hầu như vẫn giữ nguyên được tính chất ưu việt của mình về sự mềm mịn và khả năng thấm hút mồ hôi.


Loại 3: TC (Ví dụ: Cotton 35/65 hoặc Tixi)

Cotton 35/65 (TC) là chất vải được ứng dụng phổ biến trong sản xuất áo thun, áo T-shirt. Thành phần của TC bao gồm 35% là xơ cotton và 65% còn lại là xơ PE. Sự kết hợp này vừa mang tới cho vải TC độ mềm mại, vừa khiến cho trang phục giữ phom và đứng dáng hơn rất nhiều. Ngoài ra, các thành phần này sẽ có tỉ lệ pha trộn linh hoạt theo yêu cầu của đối tác.

Tại Dệt Bảo Minh, tất cả các loại vải cotton đều được nghiên cứu, đánh giá chất lượng và liên tục cải tiến. Chúng tôi hiểu rằng, một tấm vải đến tay đối tác/ người tiêu dùng còn sở hữu giá trị tinh thần về thẩm mỹ, tự tin và an toàn nhất theo đúng tiêu chí phát triển bền vững hướng đến con người và bảo vệ môi trường.